BỘ GIA VỊ GOBI 6 LỌ
Ở đây chúng tôi không nói về chay hay mặn và việc lựa chọn lifestyle cho cuộc sống của bạn. Chúng tôi chỉ bàn đến việc ưu tiên sử dụng những gia vị hoàn toàn tự nhiên, không hóa chất, có nguồn gốc từ cây cỏ, rau củ để hoàn thiện một bữa cơm ngon lành và đủ chất.
1. Muối khoáng biển
Muối đương nhiên là cần cho cơ thể vì những giá trị không phải bàn. Lựa chọn muối khoáng biển chỉ khác biệt ở nguồn gốc và quy trình chế biến. Muối nhạt, giàu khoáng, tạo độ ngọt hậu, nêm nếm vào thức ăn hay thậm chí cả cơm, sẽ có những phản ứng hóa học làm kiềm hóa và tăng khả năng chống chọi với bệnh tật của cơ thể.
2. Bột nêm
Từ nhỏ, bạn đã được hấp thụ truyền thông, muốn khỏe phải ăn thịt, muốn đồ ăn ngọt phải bổ sung chất tạo ngọt, bổ sung gia vị có thành phần từ thịt… Nhưng các bạn có biết rau củ quả là nguồn tạo ngọt tuyệt vời, trong rau củ có đường tự nhiên, có vitamin, có sắt, có chất xơ và không thiếu loại rau củ quả lại còn có đạm, canxi… đủ chất. Rau củ quả, hạt ngũ cốc sử dụng được cả rễ, vỏ và thân sẽ có nguồn dinh dưỡng hoàn chỉnh, là nguồn thực phẩm chính của không ít dân tộc trên thế giới. Bột nêm từ củ quả đưa vào cho thức ăn độ ngọt thanh mát, đánh thức các tầng hương của thức ăn khi thưởng thức và không lấn át vị chính của thực phẩm.
3. Dấm mơ muối
Dấm được lên men tự nhiên từ mơ muối lâu năm tử lâu đã là món ăn bài thuốc của 1 trong những dân tộc có tuổi thọ lâu nhất trên thế giới. Ở Nhật Bản mơ muối, dấm mơ muối được coi là bí kíp để làm trẻ hóa tế bào, làm sạch đường hô hấp, tiêu hóa, tăng sức đề kháng và được bổ sung hàng ngày. Dấm mơ muối chưa diệt toàn bộ men, là một gia vị vẫn còn “ sống “ khi bổ sung lợi khuẩn và khiến món ăn thơm ngon, thanh dịu.
4. Tương ớt từ đất Mường Khương
Vị cay đặc trưng của ớt tại vùng núi cao, nhiệt độ chênh lệch ngày đêm, khí trời luôn trong lành khiến ớt Mường Khương không thể lẫn được. Ớt được ủ lên men với muối khoáng biển, đạt độ ngấu cho lên hương thơm chua cay nồng nàn, vị cay đọng lại gây xuýt xoa nhưng hương thơm dịu nhẹ khiến người thưởng thức lâng lâng, vương vẫn. Nếu đã dùng 1 lần, sẽ nhớ mãi.
5. Tamari lâu năm
Tại vùng đất Tiền Giang có thời gian nắng trong năm gần như là hoàn hảo cho quá trình ủ lên men tương đậu nành. Trong 3 năm, người làm tương ủ đậu nành không biến đổi gien với muối, với chủng men đặc trưng, dùng loại chum sành đặc biệt và phơi nắng phơi sương. Đủ thời gian, nhiệt độ và với chủng men là bí quyết riêng, đã tạo nên những chum tương có hàm lượng đạm cao, đạm từ đậu nành được phân hủy thành các axit amin cần thiết cho cơ thể.
Cơ thể hấp thu các dưỡng chất tự nhiên này và dùng chúng làm trợ thủ đắc lực cho quá trình đào thảo độc tố, bổ sung đạm “ nhẹ “, các vi sinh vật có lợi cho đường tiêu hóa, kiềm hóa cơ thể và tất nhiên sẽ loại trừ dần các mầm bệnh còn đang ẩn náu. Tương tamari cũng như miso là một món ăn, là một bài thuốc nên có trong mỗi bữa ăn gia đình trong thời cuộc ô nhiễm quá nhiều đang bủa vây, từ nguồn nước, không khí đến thực phẩm và cả những thông tin truyền thông cổ vũ cho thức ăn công nghiệp, gia vị công nghiệp đầy hóa chất.
6. Nước mắm từ đậu nành
Đậu nành thuần chủng cũng được ủ lên men với muối, với dứa để tạo vị thơm ngon và độ đạm đủ tiêu chuẩn. Nước mắm khi chấm hoặc khi nấu sẽ khiến hương vị món ăn gia tăng sự đậm đà, ngọt hậu và hoàn toàn không tạo cảm giác khác biệt với nước mắm truyền thống từ cá. Vùng đất làm nước mắm ngon cũng ở Tiền Giang, nơi có những làng nghề làm tương, làm nước mắm nức tiếng. Độ đạm với nước mắm từ đậu nành thường từ 15-20%.
Hãy cùng khám phá bộ “sốt thần thánh” để có thêm nhiều lựa chọn, giúp việc ăn chay không còn là trở ngại với tất cả chúng ta. Với phương châm “sống an lành”, Team Behapy rất hạnh phúc khi được mang đến những sản phẩm thực dưỡng tốt nhất hướng tới sức khỏe tự nhiên cho mọi gia đình Việt!
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *