Trong ẩm thực, chua cay mặn ngọt là những loại gia vị không thể thiếu, đặc biệt là vị ngọt ngào luôn là một thứ gì đó rất cuốn hút vị giác chúng ta nhưng nếu bổ sung không đúng cách sẽ dễ gây nên nhiều thứ bệnh. Vậy ăn uống healthy có nhất thiết cần phải cắt toàn bộ chất tạo ngọt tổng hợp không và giải pháp đưa ra là gì? Hãy cùng Behapy tìm hiểu nhé!
1. Chất tạo ngọt tổng hợp là gì?
Chất tạo ngọt tổng hợp (hay còn gọi là chất tạo ngọt nhân tạo, đường hóa học) là chất không có trong tự nhiên, chủ yếu được tổng hợp từ các chất hữu cơ, vô cơ trong nhà máy: thường có vị ngọt rất cao so với đường kính saccharose (đường tự nhiên khai thác từ mía, củ cải đường) không chuyển hóa được, do đó không có giá trị dinh dưỡng; thường có mục đích sử dụng là tạo vị ngọt trong điều trị cho những người bệnh thừa cân hay đái tháo đường.
2. Chất tạo ngọt tổng hợp có giá trị dinh dưỡng không?
Các chất tạo ngọt tổng hợp hầu như không có giá trị dinh dưỡng, không chứa calo là do không bị phân hủy trong quá trình tiêu hóa thành các loại đường tự nhiên như glucose, fructose và galactose, vốn được sử dụng làm năng lượng hoặc chuyển thành chất béo. Chất tạo ngọt không dinh dưỡng có các sản phẩm phụ khác nhau không được chuyển đổi thành calo. Ví dụ, aspartame trải qua một quá trình trao đổi chất khác nhau mà không tạo thành đường đơn giản để cơ thể có thể sử dụng. Những loại khác như saccharin và sucralose hoàn toàn không bị phá vỡ mà thay vào đó được hấp thụ trực tiếp vào máu và bài tiết qua nước tiểu.
Về lý thuyết, những chất tạo ngọt này có vẻ là lựa chọn “tốt” hơn để thay thế cho đường cho bệnh nhân đái tháo đường do bản chất thực sự không cung cấp đường.
3. Làm cách nào nhận biết chất tạo ngọt trong thực phẩm?
Các loại đường hóa học dễ hòa tan trong nước, không có mùi, không màu nên khó phát hiện. Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể nhận ra chúng khi nếm thử loại đường này. Nếu bạn ăn thấy vị ngọt gắt, hơi đắng hoặc sau khi ăn, uống nước thấy lúc nào cũng đọng lại vị ngọt trên miệng thì bạn đã sử dụng thực phẩm chứa đường hóa học. Nếu ăn chất tạo ngọt thường xuyên hoặc ăn số lượng nhiều có thể gây cảm giác nhức đầu, ù tai, cảm thấy chóng mặt hoặc có thể dị ứng.
4. Chất tạo ngọt nhân tạo có tác hại gì?
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy chất tạo ngọt nhân tạo có thể thay đổi các quá trình trao đổi chất tại ruột. Chẳng hạn, saccharin được phát hiện làm thay đổi loại và chức năng của hệ lợi khuẩn trong ruột, aspartame làm giảm hoạt động của một loại enzyme đường ruột. Nếu thường xuyên ăn nhiều đường hóa học, có thể gây suy giảm chức năng tiêu hóa, kích thích niêm mạc đường ruột, gây khó khăn cho sự hấp thụ chất dinh dưỡng, thậm chí có thể ảnh hưởng tới chức năng thận.
Nguy hiểm hơn, nếu sử dụng đường hóa học nhiều sẽ kìm hãm sự phát triển của trẻ, sinh ra nhiều bệnh tật hay gây suy dinh dưỡng, có thể khiến trí não phát triển không bình thường… Ngoài ra, chức năng thải độc của gan, thận ở trẻ đều bị kém đi nên các hóa chất này sẽ tích lũy lại. Ở trẻ em đường hóa học có thể cản trở khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng khiến trẻ chậm lớn, biếng ăn, gây sâu răng.
Một số chất tạo ngọt có thể tác động não bộ làm thay đổi nhận thức vị giác và mất cân bằng trong sản xuất nội tiết tố. Ví dụ: Sucralose làm giảm hoạt động của amygdala, một phần của não liên quan đến nhận thức vị giác. Aspartame làm thay đổi việc sản xuất nội tiết tố tự nhiên trong cơ thể, làm tăng cả cảm giác ngon miệng và thèm chất ngọt.
Chất tạo ngọt có thể làm giảm khả năng kiểm soát mức tiêu thụ năng lượng, càng làm gia tăng rối loạn chuyển hoá. Nhiều người nghĩ rằng uống thức uống ăn kiêng nhiều lần một tuần vẫn tốt hơn nhiều so với uống một lần loại có đường, nên ăn uống thỏa mái các sản phẩm sử dụng chất tạo ngọt thay thế đường như các loại thức uống, salad, bánh quy, sữa chua có chất tạo ngọt.
5. Giải pháp thay thế chất tạo ngọt tổng hợp trong thực đơn
Hiện nay, có rất nhiều cách tạo ngọt tự nhiên, tạo ngọt bằng những chế phẩm thân thiện với môi trường, với sức khỏe, Behapy có một vài gợi ý như sau:
Quả chà là: Đây là chất tạo ngọt tự nhiên có vị rất thơm. Chà là chứa nhiều Vitamin và các khoáng chất quan trọng cho với cơ thể như thiamin, folate, vitamin A, K, canxi, photpho,… Chỉ số đường huyết của quả chà là cũng thấp (Cl<55). Trung bình 1 lít sữa hạt nên dùng khoảng 4-5 quả chà là, Quả chà là có ưu điểm là sẽ không gây đổi màu như hai chất tạo ngọt phía trên. Vì vậy quả chà là vô cùng được ưa thích trong tạo ngọt sữa hạt.
Mật ong: Mật ong thì quá quen thuộc với chúng ta rồi, nó vừa là chất tạo ngọt vừa là chất kháng sinh tự nhiên giúp tăng đề kháng cơ thể, tốt cho cổ họng, dạ dày. Tuy nhiên bạn nên dùng đủ liều lượng, tránh dùng quá nhiều gây nóng trong, nổi mụn nhé. Có rất nhiều loại mật ong nhưng Behapy tự tin phân phối dùng mật ong hoa nhãn trứ danh Hưng Yên, có vị ngọt thanh, mang màu sắc trầm ấm.
Mật mía: Đây là sản phẩm tạo ngọt quen thuộc, là sản phẩm từ cây mía. Mật mía có cấu trúc thuộc lỏng gần giống mật ong, có màu vàng óng.
Đường mía thô: Đường mía thô là sản phẩm được cô đặc từ mật mía và không hề qua bất kỳ công đoạn tẩy trắng nào. Đường mía thô có cấu trúc theo dạng cục với màu nâu đậm đến màu hơi đen.
Đường phèn: Nguyên liệu chính tạo ra đường phèn là mía, củ cải, cây cọ hoặc cây thốt nốt… Trong thành phần của đường phèn có chứa saccharose cùng một số nguyên tố vi lượng góp phần trong quá trình phân giải thành đường fructose và glucose. Đường phèn thường được sử dụng để thay thế cho đường tinh luyện và được coi là tốt cho sức khỏe, ít đường hơn so với đường trắng. Behapy có bán đường phèn ngay tại đây!
Đường thốt nốt: Đây là một trong những chất tạo ngọt sữa hạt được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất. Đường thốt nốt có 2 dạng. Đường mịn và đường cục. Vị của dưỡng thốt nốt ngọt nhẹ và mùi thơm trong khi chỉ số đường huyết khá thấp (Cl = 35), rất tốt cho sức khỏe người dùng. Bạn có thể tìm mua đường thốt nốt tại đây!
Đường dừa: Đường dừa là một loại đường được làm từ nhựa của cây dừa, là một loại chất lỏng lưu thông có đường của cây dừa. Đường dừa có vị ngọt, màu nâu và dạng hạt, màu sắc của nó tương tự như đường thô nhưng hạt đường có kích thước nhỏ hơn. Đường dừa chứa nhiều chất dinh dưỡng có trong cọ dừa, đáng chú ý nhất là các khoáng chất sắt, kẽm và kali giúp thúc đẩy sự phát triển của xương cùng với một số axit béo chuỗi ngắn như polyphenol và chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe.
Đường hoa dừa: Đường hoa dừa là sản phẩm được chế biến từ 100% mật hoa dừa tươi. Sản phẩm có chỉ số đường huyết thấp, giàu chất chống oxy hóa, phù hợp cho người tiểu đường, ăn kiêng, giúp giảm stress hiệu quả. Bạn có thể tìm mua đường hoa dừa chất lượng uy tín tại đây nhé!
Mật hoa dừa: Mật hoa dừa là sản phẩm được chế biến từ 100% mật hoa dừa tươi bằng công nghệ CÔ ĐẶC CHÂN KHÔNG. Sản phẩm có vị ngọt thanh, mặn nhẹ của khoáng chất và hậu vị chua đặc trưng do quá trình lên men. Mật hoa dừa giúp ổn định đường huyết, cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho người tiểu đường. Sản phẩm dùng để thay thế đường công nghiệp và bạn có thể tìm mua dễ dàng ngay tại đây.
Tạo ngọt bằng các loại quả ngọt tự nhiên: có thể kể đến táo đỏ, long nhãn, kỷ tử,… là những nguyên liệu thiên nhiên tạo ngọt cực kì tốt trong chế độ ăn uống hàng ngày. Kỷ tử, long nhãn, táo đỏ là nguồn cung đường hoa quả fructose. Nó rất ngọt, đặc biệt sau khi sấy khô. So với đường trắng, nó không chỉ ngọt mà còn giàu dinh dưỡng, vì thế chúng thường được dùng để thay thế đường trắng trong thực đơn ăn kiêng.
Đồ ngọt là một thứ gì đó rất thu hút chúng ta nhưng chúng ta cần hạn chế và nạp vào cơ thể đúng liều lượng và nên thay thế bằng những chất tạo ngọt “healthy” hơn. Trên đây là những chia sẻ và một vài gợi ý từ Behapy về những chất tạo ngọt có thể thay thế để tốt cho cơ thể. Nếu bạn hãy hữu ích, hãy ủng hộ chúng mình bằng cách đặt hàng tại đây nhé!
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *